Lịch sử Nữ thư

Trong xã hội phân biệt giai cấp ở Trung Quốc, phụ nữ không có đủ điều kiện đi học như nam giới, dù rằng suốt chiều dài lịch sử, vẫn có nhiều phụ nữ có thể đọc và viết. Cuối thời kỳ phong kiến, trong tầng lớp quý tộc, các bài thơ do giới nữ sáng tác là niềm vinh hạnh lớn cho gia đình. Không biết được chữ Nữ Thư được sáng tác từ khi nào, nhưng vì nó dựa theo Hán Tự, nên nó không thể được sáng tạo ra trước khi Hán Tự xuất hiện. Nhiều dạng giản thể không chính thức của chữ Hán được dùng trong chữ Nữ Thư vào đời nhà Tốngnhà Nguyên (thế kỷ 13, 14). Dường như là chữ Nữ Thư đạt đến độ hoàn chỉnh nhất vào cuối đời nhà Thanh (1644-1911).[5]

Một viên chức thuộc phòng văn hóa Giang Vĩnh đã thu thập, nghiên cứu, dịch sang tiếng Hán chuẩn rất nhiều văn bản chữ Nữ Thư. Sau đó, các học giả đã vào cuộc vào năm 1983 và báo cáo lên chính quyền Trung ương. [cần dẫn nguồn]

Suốt nửa sau thế kỷ 20, do sự thay đổi về xã hội, văn hóa, chính trị và do tiếp xúc nhiều hơn với Hán Tự, nhiều người không dùng chữ Nữ Thư nữa. Học chữ Nữ Thư không còn là một phong tục của phụ nữ nữa. Bây giờ chỉ có các học giả mới đọc hiểu thứ chữ này. Tuy nhiên, sau khi Yang Yueqing thực hiện một số tài liệu về chữ Nữ Thư, chính phủ Trung Quốc bắt đầu nỗ lực giữ gìn ngôn ngữ đang trên đà tuyệt chủng này và một sốt phụ nữ trẻ đã bắt đầu học nó.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nữ thư http://iea.cass.cn/mzwz/26.htm http://www.ancientscripts.com/nushu.html http://www.bloomsbury.com/Authors/article.aspx?tpi... http://english.cctv.com/program/RediscoveringChina... http://www.frelax.com/cgilocal/getitem.cgi?db=book... http://itconversations.com/shows/detail612.html http://homepage3.nifty.com/nushu/home.htm http://www.omniglot.com/writing/nushu.htm http://news.xinhuanet.com/english/2004-09/23/conte... http://keywords.oxus.net/archives/2004/02/29/much-...